Văn hóa Thái học

Ngày nay, Thành Quân Quán đại học hiệu được lập từ năm 1946 trên nền cổ tích Thành Quân quán, để vừa tôn vinh vừa kế tục cơ sở cũ trong việc giáo dục hiền tài tại Hàn Quốc.

Tại Việt Nam nay chỉ còn khu cổ tích liệt hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám[10] Hà Nội đã sập trong giai đoạn Toàn quốc kháng chiến (một số thạch bi hỏng nặng do tự vệ quân đem làm bia tập bắn) sau được trùng tu giai đoạn 1948-50 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2003, tại cổ tích này duy trì sinh hoạt Ngày Thơ Việt Nam hàng năm nhằm lễ Nguyên Tiêu. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2004, do ảnh hưởng của các trào lưu mạng xã hội, truyền thông và công luận thường phải lên tiếng phẫn nộ trước hành vi phá hoại cổ vật của khách tham quan người Việt, đặc biệt thế hệ trẻ - những người vốn không còn cơ hội tiếp xúc văn hóa Hán tự[11]. Tới mức, ban quản lý khu cổ tích phải lập đội tình nguyện viên đứng giám sát từng thạch bi để ngừa khách làm xước di vật, thậm chí đứng hoặc ngồi lên thạch bi tiến sĩ để chụp ảnh. Trên mái cổ tích lúc nào cũng có người rải tiền lẻ để lấy may thi cử hoặc buôn bán.

Thành Quân quán Huế ban đầu ở ngoại thành rồi bị hư nặng do trận bão Giáp Thìn (1904) nên phải dời vào thành, đổi gọi Quốc Tử giám, tuy được phục hồi nhưng quy mô kém hẳn. Sau Chiến dịch Mậu Thân (1968), cả hai công trình cũ-mới đều bị bom đạn phá tan hoang. Từ thập niên 1970, chính quyền Huế theo lệnh chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng cố công khắc phục nhưng nhìn chung chỉ còn phế tích. Tới nay, khu cổ tích này được đổi thành Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế[12].

Sự kiện nổi bật trong tuần qua là đợt 1 kỳ thi ĐH-CĐ năm 2007 diễn ra. "Ăn theo" kỳ thi này là hiện tượng hàng ngàn "sĩ tử" đổ vào Văn Miếu sờ đầu rùa để cầu may. 82 bia tiến sĩ, 82 "cụ" rùa là nơi đầu tiên họ dừng chân trước khi đến điện Đại Thành vái thầy Khổng Tử, vào Nhà Thái Học thắp hương khấn thầy Chu Văn An. Khoảng 3 năm trở lại, tới Văn Miếu xoa đầu rùa cầu may thi cử đã trở thành phong trào.
Năm nay, số lượng thí sinh và phụ huynh đến cầu may đông đặc biệt, khiến ban quản lý khu cổ tích cho phép gửi xe vào sâu tận vườn Giám. Lo đầu rùa và bia tiến sĩ mòn vẹt dưới bàn tay khoảng vài chục ngàn người sau 10 ngày thi, ban quản lý cẩn thận huy động thanh niên tình nguyện từ các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền túc trực tại hai dãy bia, nhắc nhở thí sinh đừng nên miết mạnh lên đầu các "cụ" rùa và bia tiến sĩ.
Các tân sinh viên tương lai người này nhìn người kia, đồng loạt thực hiện đầy đủ các động tác, từ xoa đầu rùa, xoa bia tiến sĩ và xoa lên trán mình. Nhiều thí sinh tỉnh xa mua những quyển sách nhỏ bằng lòng bàn tay có nội dung hướng dẫn hiểu biết về khu di tích để tìm bằng được bia tiến sĩ... cùng quê với mình. Nghiêm trang đứng chắp tay, trong lòng các bạn hẳn đang ước mong cháy bỏng được đỗ trong kỳ thi quan trọng này, có ngày "vinh quy bái tổ".
— Tác giả Phương Liên, kí sự Sờ đầu rùa, báo Thanh Niên, 2007

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thái học http://www.education.monash.edu.au/centres/mcrie/d... http://www.china.org.cn/english/features/beijing/3... http://www.cctv.com/english/TouchChina/GloryofChin... http://www.china-corner.com/article_list.asp?id=78... http://www.legco.gov.hk/yr99-00/english/panels/ed/... http://www.baodaklak.vn/channel/3624/200911/nhung-... http://cand.com.vn/van-hoa/So-dau-rua-tai-Van-Mieu... http://baotanglichsu.thuathienhue.gov.vn http://vanmieu.gov.vn http://kinhtedothi.vn/so-dau-rua-da-o-van-mieu-quo...